Nguyễn Hoàng Nhật

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Nguyễn Hoàng Nhật

    Chuyện cũ trong phũ chúa Trịnh

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 94
    Join date : 06/11/2009

    Chuyện cũ trong phũ chúa Trịnh Empty Chuyện cũ trong phũ chúa Trịnh

    Bài gửi  Admin Fri Dec 04, 2009 2:25 pm

    I. Đọc hiểu cấu trúc văn bản:
    1. Tác giả: Phạm Đình Hổ
    Vài nét về tác giả:

    Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương).

    Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu Cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm) năm Giáp Ngọ (1774).

    Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập thân hành đạo...Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...[1]. Tuy học & đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến Sinh đồ (tức Tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống.

    Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền...Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời hàn nho dạy học ở quê.

    Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Ở đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

    Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được. Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tính hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật...nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ.

    Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi.


    2. Tác Phẩm:

    Vũ trang tuỳ bút là tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn(đầu thế kỉ XIX). Tác phẩm gồm 88 mẫu chuyện nhỏ, viết theo tuỳ bút, hiểu theo nghĩa là ghi chép tuỳ hứng, tản mạn, không cần hệ thống, kết cấu gì. Ông bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán,.....ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lác đó, viết về một số nhân vật, di tích lich sử, khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương quê ông. Tất cả những nội dung ấy đều được trình bày một cách giản dị, sinh động và rất hấp dẫn. Tác phẩm chẳng những có giá trị văn chương đặc sắc mà còn cung cấp những tài liệu quý về sử học, địa lý, xã hội học.
    3. Đọc
    4 Bố cục:

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 2:11 am